QUẢN LÝ VẬN HÀNH LÒ HƠI

1. Các đặc điểm yêu cầu trong quản lý an toàn lò hơi:

        Quán triệt phương châm “sản xuất an toàn, an toàn để sản xuất”, làm tốt công tác quản lý công tác lò hơi là 1 nhiệm vụ bắt buộc đối với đơn vị có sử dụng lò hơi. Nhà nước đã liệt kê thiết bị lò hơi vào danh mục các thiết bị và vật tư yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, theo đó là các quy phạm, tiêu chuẩn quy định những yêu cầu kĩ thuật và những nguyên tắc của nhà nước trong công việc chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, quản lí vân hành .v.v.. nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất.

1.1 Các tiên chuẩn, quy phạm nồi hơi:

  • Quy phạm kĩ thuật an toàn của nồi hơi QPVN23-82.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam về nồi hơi TCVN 7704-2007.

1.2 Các điểm chính trong công tác quản lí an toàn nồi hơi:

(1). Lập hồ sơ đăng ký. Nồi hơi trước khi chính thức đưa vào sử dụng, phải đăng kí với cơ quan quản lí có thẩm quyền và xin cấp giấy phép sử dụng. Đơn vị sử dụng phải xây dựng lập hồ sơ kỹ thuật, lưu giữ các tài liệu về thiết kế, lắp đặt sử dụng thiết bị.

(2). Quản lý chuyên trách. Đơn vị sử dụng lò hơi phải xây dựng đội ngũ cán bộ và nhân viên thực hiện theo chế độ quản lý chuyên trách, phân công rõ ràng trách nhiệm của từng người trong từng vị trí công việc, vân hành thiết bị.

(3). Đào tạo huấn luyện. Những nguời thao tác vận hành lò hơi, thao tác các thiết bị phụ trợ của lò đều phải qua huấn luyện kỹ thuật chuyên môn và có chứng chỉ vận hành.

(4). Vận hành đúng quy trình. Việc vận hành lò hơi phải tuân thủ đúng quy trình đã đề ra bất kỳ người nào ở bất kỳ tình trạng nào đều không được vận hành thao tác sai quy trình vận hành.

(5). Kiểm tra định kỳ. Tiến hành kiểm tra định kì nồi hơi và có biện pháp xử lý khiếm khuyết.

(6). Kiểm soát chất lượng nước. Cần phải kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng nước cấp vào lò sao cho phù hợp với quy định của tiêu chuẩn chất lượng nước lò hơi.

(7). Báo cáo sự cố. Những sự cố xảy ra trong quá trình đều phải báo cáo trung thực, kịp thời cho cơ quan quản lí có thẩm quyền.

2. Những yêu cầu về việc vân hành an toàn lò hơi:

2.1 Trách nhiệm của người quản lí nhà nồi hơi:

  1. Bảo quản nồi hơi và các thiết bị phụ tải của nó phù hợp với những yêu cầu đã quy định, bảo đảm an toàn cho nồi hơi trong suốt quá trình hoạt động.
  2. Bảo đảm việc thực hiện các chế độ bảo dưỡng, tu sửa và khám nghiệm nồi hơi cũng như các thiết bị phụ tải theo đúng thời hạn đã qui định.
  3. Phân công và xác định trách nhiệm cho tất cả công nhân phục vụ nồi hơi và các thiết bị khác của nhà nồi hơi.
  4. Tiến hành kiểm tra đôn đốc công nhân, viên chức làm việc trong nhà nồi hơi thực hiện nghiêm chỉnh những quy đinh, quy trình kĩ thuật.

2.2 Nhiệm vụ chính của người vận hành lò hơi và các thiết bị phụ trợ:

  1. Tham gia các khóa huấn luyện và xác hạch về kiến thức chuyên môn, về quy phạm, quy trình kĩ thuật an toàn có kết quả.
  2. Thường xuyên kiểm tra sự hoạt động của các phương tiện đo lường, điều khiển, các cơ cấu an toàn, các thiết bị và phụ kiện của lò.
  3. Vân hành 1 cách an toàn theo đúng quy trình của đơn vị.
  4. Kịp thời và bình tĩnh xử lý theo đúng quy trình khi có sự cố xảy ra.
  5. Kịp thời báo cáo ngay cho người phụ trách những hiện tượng không an toàn của thiết bị.
  6. Trong khi thiết bị đang hoạt động không được làm việc riêng, đọc sách báo, hoạt bỏ vị trí làm việc.

2.3 Các điều cấm trong quản lý vận hành lò hơi

  1. Không cho phép sữa chữa các bộ phận chịu áp lực của lò hơi cũng như các thiết bị phụ trợ khác trong khi lò hơi và thiết bị đang làm việc.
  2. Cấm chèn hãm hay dùng bất cứ biện pháp gì để tăng thêm tải trọng của van an toàn trong khi lò hơi đang hoạt động.
  3. Không cho phép điều khiển lò hơi vượt quá các thông số đã quy định tại các bộ phận của lò hơi.
  4. Phải lập tức đình chỉ ngay sự hoạt động của lò hơi. Khi xảy ra các sự cố dẫn đến mất an toàn cho người và thiết bị.

2.4. Chế độ quản lí nhà lò hơi:

Theo yêu cầu của những quy định có liên quan, nhà lò hơi cần xây dựng các nội dung chế độ quản lí, tiện cho việc triển khai công việc có trật tự.

2.4.1. Chế độ giao ca:

(1). Người nhận ca phải đến trước 15 phút để kiểm tra thiết bị và tìm hiểu tình hình hoạt động của lò hơi của ca trước.

(2). Người giao ca phải trao đổi lại tình hình vận hành thiết bị cho người nhận ca, đồng thời ghi chép đầy đủ nhật ký vận hành.

(3). Trong khi đang xử lý sự cố, không được giao ca hoặc phải được sự đồng ý của người quản lí phân xưởng mới được bàn giao ca.

(4). Khi các thông số chủ yếu của lò hơi như nhiệt độ hơi nước, áp suất hơi nước, mức nước nhiệt độ trong lò, áp suất buồng gió .v.v.. không đạt trị số quy định trọng quy trình, không được giao ca.

(5). Khi giao ca cần phải làm cho thiết bị vận hành bình thường, vệ sinh gọn gàng, dụng cụ đầy đủ, nhiên liệu, nước đầy đủ đạt yêu cầu, quá trình cháy bình thường.

2.4.2. Chế độ tuần tra kiểm tra thiết bị:

(1) Trong vận hành người vận hành phải làm tốt công tác tuần tra, kiểm tra để phát hiện kịp thời vấn đề phát sinh, xử lý loại trừ mầm mống phát sinh sự cố.

(2). Khi bàn giao ca, người vận hành ngoài việc kiểm tra toàn diện 1 lượt thiết bị ra, trong ca mỗi giờ phải đi kiểm tra toàn diện thiết bị 1 lần, đặc biệt là máy cấp nhiên liệu, ống cấp nhiên liệu, cụm báo mức nước, báo giãn nở, quạt gió, quạt hút, khử bụi, bơm cấp nước, bộ phận thải tro xỉ.v.v.. cũng như ở những bộ phận dễ xảy ra sự cố.

(3). Phát hiện vấn đề, cần phải phản ánh kịp thời cho người quản lý biết và ghi chép đầy đủ.

(4). Những vấn đề đã tìm ra, có thể giải quyết trong ca thì giải quyết xử lý trong ca, nếu trong ca không thể xử lý được thì phải bàn giao rõ ràng cho ca sau nắm được.

(5). Nhà lò hơi nên xây dựng sơ đồ tiến đi tuần tra kiểm tra.

2.4.3. Sổ ghi chép tình trạng thiết bị:

(1). Nhà lò cần có sổ ghi chép tình trạng thiết bị.

(2). Người vận hành phải ghi lại kịp thời những khiếm khuyết, trục trặc của thiết bị phát sinh trong ca.

(3). Người quản lí hằng ngày tập hợp, kiểm tra xem xét thực trạng các khuyết điểm của thiết bị và báo cáo với phân xưởng bộ phân quản lí sản xuất.

(4). Bộ phận quản lí sản xuất căn cứ báo cáo đề ra kế hoạch tu sửa. Những trục trặc thông thường do phân xưởng tổ chức sửa chữa kịp thời.

2.4.4. Chế độ phiếu công tác, được phép làm việc và giám hộ công việc:

(1). Ngoài công việc sửa chữa gắp thiết bị ra, tất cả các công việc tu sửa thiết bị đều phải có phiếu công tác ghi rõ nội dung công việc.

(2). Phiếu công tác sữa chữa phải do người quản lí hay người được chỉ định ban hành.

(3). Không có phiếu công tác, nhân viên sữa chữa hay người vận hành có quyền từ chối công tác kiểm tra tu sửa.

(4). Có phiếu công tác sữa chữa, nhưng không được người trực ban vận hành đồng ý cũng không được làm công việc kiểm tra tu sửa.

(5). Trưởng ca, người vận hành chính mới là người có tư cách được phép trực tiếp làm công việc tu sửa.

(6). Người phục vụ nhà lò làm việc tại các vị trí có áp suất, nhiệt độ cao, phải có giám hộ của người vận hành và nhân viên sửa chữa.

(7). Thợ mới vào học nghề không được thao tác lò hơi độc lập, phải có giám hộ của người vận hành.

2.4.5. Chế độ sản xuất văn minh

(1). Phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh thiết bị và nơi làm việc.

(2). Trước khi giao ban 1 giờ, phải quét dọn làm vệ sinh nơi làm việc, lâu chùi thiết bị.

(3). Trong phân xưởng không được để chất đống gạch, gỗ hay cách vật liệu khác ở mọi chỗ.

(4). Nhà xưởng phải sáng sủa, màu sắc thiết rõ ràng không bám bụi bám bẩn dầu mỡ.

(5). Cống rãnh trong ngoài nhà lò phải thông thoáng có nắp đập đầy đủ.

(6). Không được trêu phơi quần áo, khạc nhổ vứt rác bừa bãi trong nhà xưởng.

(7). Không được cỡi trần, mặc quần ngắn hay đi dép trong phân xưởng.Không được nô đùa, chạy đuổi trong phân xưởng.

(8). Ngăn chặn các hiện tượng xỉ hơi rò rỉ nước.

2.4.6. Chế độ quản lí an toàn

(1). Trong phân xưởng nên có tổ an toàn, mỗi ca bố trí 1 an toàn viên.

(2). Phân xưởng cần thường xuyên tổ chức giáo dục an toàn với người mới học nghề, trước tiên cần qua lớp học an toàn, qua kiểm tra đạt yêu cầu mới được vào vị trí công việc.

(3). Nên định kì tổ chức kiểm tra sát hạch quy trình thao tác an toàn.

(4). Phân xưởng cần định kỳ tổ chức các đợt kiểm tra an toàn, nếu phát hiện nhân tố không an toàn, phải kịp thời xử lý khắc phục.

(5). Các phụ kiện an toàn của lò hơi phải đầy đủ, hoàn hảo, tin cậy và được kiểm định định kỳ.

(6). Định kỳ tổ chức học tập quy trình thao tác an toàn lò hơi và những văn bản pháp quy có liên quan.

(7). Đối với những sự cố xảy ra do thao tác sai quy trình cần phải tổ chức phân tích kịp thời hậu quả gây nên cần truy cứu trách nhiệm.

2.4.7. Kỉ luật lao động

(1). Vào ca không được đi muộn về sớm.

(2). Trước khi vào ca không được uống rượu bia.

(3). Người thao tác không được nói chuyện phím trong thời gian dài với người không tham gia thao tác.

(4). Trong ca không được đọc sách báo.

(5). Trong ca không được nằm ngủ, tự ý bỏ vị trí.

(6). Trong ca không được làm những việc hay thực hiện thao tác không liên quan.

(7). Không được tự ý làm thay công việc cho nhau, khi cần phải được sự đồng ý của trưởng ca.

2.4.8. Qui trình thao tác

(1). Nhà lò cần căn cứ vào đặc tính của lò hơi xây dựng quy trình thao tác cụ thể.

(2). Quy trình thao tác gồm các nội dung sau:

  1. Phần thiết bị: chủng loại lò hơi, tháng năm chế tạo, lắp đặt, đi vào vận hành, thông số chính của lò hơi, đặc tính của các thiết bị chính.

Phạm vi điều khiển, điều chỉnh của các thông số chính phải như: nhiệt độ trong lò, lưu lượng gió, áp suất gió, dòng điện quạt gió, áp suất tác động của các van an toàn.v.v..

  1. Nhóm lò khởi động lò hơi như: thí nghiệm trạng thái lạnh, kiểm tra trước khi khởi động lò, vị trí đóng mở các van. Các thao tác chính trong quá trình nhóm lò tăng áp, cấp hơi sang nơi tiêu thụ v.v..
  2. Điều khiển, điều chỉnh lò hơi vận hành bình thường như: nhiệt độ hơi, áp suất hơi, mức nước, lưu lượng gió, áp suất gió, lượng cấp than, nhiệt độ lò
  3. Trình tự thao tác ủ lò, ngừng lò.
  4. Xử lý sự cố lò hơi như thao tác xử lý sự cố nhiệt độ quá cao, áp suất quá cao, tắt lửa, cạn nước, đầy nước, nổ vỡ ống hơi nước.v.v..

(3). Quy trình thao tác phải định kỳ sửa đổi theo tình trạng thay đổi của thiết bị.

(4). Quy trình thao tác nên in thành dạng sổ tay phát cho từng người và thường xuyên tổ chức học tập kiểm tra.

(5). Phải đảm bảo tính nghiêm túc của quy trình thao tác, cần xử lý nghiêm khắc với những thao tác sai quy trình dẫn đến sự cố.

2.4.9. Chế độ quản lí nhiên liệu, nước:

(1). Nhà lò cần tăng cường quản lí chất lượng nhiên liệu, nước. Bố trí nhân viên hóa nghiệm chuyên trách phân tích chất lượng nước, nhiên liệu.

(2). Xây dựng quy trình quản lý nhiên liệu, nước.

(3). Làm tốt công việc lấy mẫu nhiên liệu ở từng xe nhiên liệu vào kho bãi.

(4). Cố gắng dùng loại nhiên liệu phù hợp với lò hơi.

(5). Lò tầng sôi có yêu cầu khá khắt khe đối với thành phần nước của nhiên liệu. Để đảm bảo có nhiên liệu khô, nên có bãi phơi nhiên liệu và chứa trong kho lượng nhiên liệu khô nhất định.

(6). Để đảm bảo chất lượng nước cấp, nhân viên hóa nghiệm phải làm tốt công việc lấy mẫu, phân tích nước lò, nước cấp.

(7). Trong bất cứ trường hợp nào đều không được cấp nước cứng không đạt chỉ tiêu vào lò.

(8). Nhân viên hóa nghiệm phải đôn đốc nhắc nhở người vận hành thực hiện tốt công việc xả liên tục và xả định kỳ.

(9). Các báo cáo hóa nghiệm về chất lượng nước than, số liệu phải trung thực, chính xác, không được ghi tùy tiện.

(10). Các báo cáo phải đầy đủ, hoàn chỉnh và được lư

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi điện thoại