CẤU TẠO CỦA LÒ HƠI, NỒI HƠI TẦNG SÔI TUẦN HOÀN
I. Cấu tạo điển hình của lò hơi (nồi hơi) tầng sôi tuần hoàn CFB:
Lò hơi tầng sôi tuần hoàn (lò CFB) là loại lò hơi tầng sôi kiểu mới được phát triển cải tiến từ lò hơi tầng sôi FB. Lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB vừa có kết cấu như lò tầng sôi, đồng thời vưà có kết cấu đốt cháy nhiên liệu khác nhiều so với lò hơi tầng sôi FB. Ngay đối với kết cấu bản thân lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB, kết cấu buồng lửa, phương pháp phân ly và hồi liệu .v.v..., mỗi nhà chế tạo cũng có những đặc điểm riêng biệt.
Kết cấu lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB điển hình như hình 1.4 bộ phận đót cháy nhiên liệu gồm sàn tạo sôi, bộ phân ly, bộ hồi liệu. Quá trình đốt cháy như sau: Nhiên liệu từ cửa cấp than đi vào sàn tạo sôi, nhiên liệu được hoà trộn trực tiếp với vật liệu lò nóng bỏng trong sàn tạo sôi,dước tác dụng của gió cấp1,nhiên liệu sôi và cháy. Hạt xỉ tro được thải định kỳ ra khỏi lò bằng ống thải xỉ, hạt nhiên liệu nhỏ được dòng khí cao tốc đẩy lên khỏi sàn tạo sôi và cháy lơ lửng ở phía trên buồng lửa. Sản phẩm cháy khí khói cùng các tro mịn sau cháy lơ lửng và các hạt nhiên liệu cháy chưa hết qua cửa buồng lửa đi vào bộ phận phân ly. Dưới tác dụng của bộ phân ly các hạt rắn trong khí khói được phân ly và thu gom lại, được ống dẫn liệu ở phía dưới bộ phân ly đưa về bộ hồi liệu. Tro và xỉ nhỏ trong bộ hồi liệu dưới tác dụng của gió hồi từ cửa ra bộ hồi liệu trở về cháy tuần hoàn ở sàn tạo sôi. Khí khói nóng qua bộ phân ly làm sạch và một phần hạt tro mịn đi qua ống thoát của bộ phân ly để vào mương khói đối lưu ở đuôi lò.
Đặc điểm chung của lò hơi tầng sôi FB và lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB là :
(1). Điều kiện bắt cháy của nhiên liệu tốt, thích ứng với nhiều loại nhiên liệu. Có thể đốt cháy được loại than xấu mà loại lò hơi kiểu khác không thể sử dụng được.
(2).Nhiệt độ cháy thấp, có lợi cho việc hạn chế tạo thành và thải các khí độc SO2, NO2.
(3).Hiệu quả truyền nhiệt trên các bề mặt nhận nhiệt tốt và sinh hơi nhanh, lương hơi lớn.
(4) Tường lò và bề mặt nhận nhiệt bị bào mòn nghiêm trọng, chi phí sửa chữa lớn hơn.
(5)Yêu cầu kỹ thuật vận hành cao hơn. Nếu thao tác, quản lý không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy và an toàn của thành lò hơi.an toàn vận hành lò hơi.
II. Bộ phận phân phối cấp gió:
Để cung cấp gió cấp1 vào buồng lửa tạo nên quá trình cháy sôi, cần có bộ phận phân phối cấp gió gồm: mặt sàn gió, mũ gió và buồng gió.
- Mặt sàn gió: có dạng phẳng nằm ngang và có các lỗ để lắp mũ gió các lỗ này được bố trí so le khoảng cách tâm lỗ bằng 1,3 đến 1,7 lần đường kính mũ gió gia khí đi qua mặt sàn gió được phân phối sơ bộ đều đặn vào các mũ gió. Để giảm nhiệt độ người ta còn bố trí các ống nước làm mát. Trên mặt sàn gió còn có lỗ thải tro xỉ. Mặt sàn gió được chế tạo đủ bền để chịu được trọng lực của mũ gió, lớp bêtông chịu nhiệt và vật liệu lò.
- Mũ gió: có hình dạng đầu đạn tròn, phần đỉnh nhẵn đều, phần dưới dạng trụ tròn, có ren lắp theo thẳng đứng với mặt sàn gió. Ở phần giữa mũ gió có các lỗ gió 4÷8mm với tỷ lệ lỗ đảm bảo cấp đủ lượng gió và tốc độ gió tạo sôi. Trở lực gió khá lớn, thường từ 1500÷2000Pa.
Tốc độ gió quá các lỗ ở mũ gió là một thông số quan trọng. Tốc độ gió lớn sẽ có lực tác dụng mạnh lên các hạt liệu lò ở đáy tầng sôi, tạo được một lớp đệm khí ổn định, các hạt liệu lớn không thể lắng đọng trên sàn được, quá trình sôi sẽ đồng đều. Nhưng tốc độ gió cũng không nên quá lớn, làm tăng tổn hao điện năng, tốc độ gió thường 35÷45m/s. Mũ gió được chế tạo bằng vật liệu gang chịu nhiệt.
- Buồng gió: còn gọi là hộp gió có tác dụng biến áp suất động ở đầu ra đường cấp thành áp suất tĩnh đồng đều trên bộ mặt phân phối gió để nâng cao chất lượng sôi.
III. Kết cấu buồng lửa lò hơi (nồi hơi) tầng sôi tuần hoàn CFB:
Trạng thái đốt cháy nhiên liệu của lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB được chia làm 2 loại:
- Sàn tạo sôi bồng với tốc độ dòng khí tạo sôi thấp
- Sàn tạo sôi cuộn với tốc độ dòng khí tạo sôi cao.
Trong lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB quá trình cháy của nhiên liệu theo từng cấp trong hệ thống tuần hoàn, các hạt nhiên liệu lớn cháy kiệt ở vùng pha đặc của tầng sôi. Các hạt nhiên liệu nhỏ chủ yếu cháy kiệt ở vùng pha loãng trên đoạn lơ lửng. Cho nên việc phân bổ tỷ lệ đốt cháy nhiên liệu, phân bố nhiệt lượng, phân bố lượng không khí của lò hơi CFB có khác với các lò hơi khác, yêu cầu kết cấu, kích thước buồng lửa cũng khác.
- Yêu cầu kết cấu vùng pha đặc:
Nhiên liệu dùng cho lò CFB đường có cỡ hạt 0÷13mm cho nên trạng thái cháy của nhiên liệu trong buồng lửa đều có vùng pha đặc ở phía dưới để đốt cháy hạt nhiên liệu lớn và vùng pha loãng ở phía trên để đốt cháy hạt nhiên liệu nhỏ. Tốc độ dòng khí tạo sôi thường là 3÷5m/s. Để đảm bảo các hạt nhiên liệu to không có hiện tượng lắng đọng ở đáy và có chất lượng sôi tốt hơn, thường vùng pha đặc có dạng hình chóp ngược, đáy nhỏ trên lớn. Như vậy các hạt lớn sẽ có tốc độ dòng khí lớn tác dụng tạo sôi. Tốc độ dòng khí tạo sôi ở pha đặc khoảng 5m/s, ở pha loãng 3÷5m/s. Chiều cao vùng pha đặc thường 1,5÷3m điểm cao nhất của vùng pha đặc cũng là điểm gianh giới giữa vùng pha đặc và pha loãng, cũng là điểm áp suất “0” của khí trong buồng lửa. Phía dưới buồng lửa áp suất dương, càng xuống dưới áp suất càng lớn, phía trên áp suất âm, càng lên trên cao áp suất càng âm.
Vùng pha đặc thường không bố trí bề mặt nhận nhiệt, vùng pha đặc thường có dạng chữ nhật và bố trí lỗ cho than, cửa lò điểm đo áp suất, điểm đo nhiệt độ, ngoài ra còn có lỗ cấp2, cạnh dưới lỗ hồi liệu cách lỗ nhỏ thông gió của mũ gió không dưới 0,3m. Kích thước và số lượng lỗ hồi liệu được xác định theo bộ phân ly và đường dẫn hồi liệu. Số lượng lỗ cấp than được xác định theo năng lực sinh hơi của lò. Đá vôi cấp vào buồng lửa có thể cấp riêng biệt hay có thể cấp cùng với than hoặc cấp cùng với hồi liệu. Gió cấp2 thường cấp gió vào vị trí quá độ giữa vùng pha đặc và pha loãng, có thể cấp gió 2 kiểu một tầng hay nhiều tầng, tốc độ gió 30÷40m/s. Tuỳ theo chiều rộng và chiều sâu buồng lửa, chia nhiều điểm lỗ gió bố trí trên tường lò xung quanh buồng lửa tâm gió hướng xuống một góc nhất định.
- Bố trí vùng pha loãng:
Hạt nhiên liệu nhỏ cháy hoàn toàn trong buồng lửa cần thời gian 3÷4s, tốc độ dòng khí là 3÷5m/s, nên chiều cao vùng pha loãng cần đảm bảo 12÷20m. Khi xác định chiều cao buồng lửa, cần xét đến chiều cao bộ phân ly và bộ hồi liệu để đảm bảo tro cháy tuần hoàn trong buồng lửa, đồng thời cũng cần xét đến chiều cao phần đuôi lò đủ bố trí bộ hâm, bộ quá nhiệt và bộ sấy không khí.
Khi bố trí cửa ra khói của buồng lửa cần xét đến tình trạng mài mòn của khí khói có nồng độ hạt tro bụi cao đối với các bộ phận nhận nhiệt bố trí gần cửa ra.
Tại vùng pha loãng nên đặt các điểm đo áp suất, đo nhiệt độ để theo dõi kiểm soát quá trình cháy, truyền nhiệt và thông gió, như nhiệt độ tại cửa ra buồng lửa, áp suất dòng khí và nhiệt độ cháy của các hạt nhiên liệu nhỏ giữa buồng lửa. Ở lò CFB có thể thông qua áp suất vùng pha loãng để phán đoán lưu lượng tro tuần hoàn, dựa vào nồng độ tro tuần hoàn (trị số áp suất cao hay thấp) để điều chỉnh quá trình cháy.
- Làm kín buồng lửa lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB:
Lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB khác với các lò hơi khác, vùng pha đặc của buồng lửa cháy ở áp suất dương và có hệ thống đốt cháy khí khói tuần hoàn nồng độ tro cao, cho nên yêu cầu buồng lửa và hệ thống tuần hoàn phải kín. Một khi bị rò rỉ, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh, mà còn mài mòn làm hỏng nhanh thiết bị. Tường lò được xây bằng vật liệu chịu nhiệt chịu mài mòn. Với những lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB sản lượng hơi lớn, buồng lửa thường có kết cấu dẫn ống sinh hơi kiểu hàn nối thành vách liền, nghĩa là 4 xung quanh trước, sau, trái, phải của buồng lửa được bởi các vách ống hàn liền. 4 góc buồng lửa được hàn thành một khói kín. Đáy buồng lửa là sàn phân phối gió có ống nước làm mát cũng được hàn nối kín với dẫn ống sinh hơi. Dàn ống sinh hơi phía trước hoặc phía sau kéo dài và được uốn cong để tạo phần đỉnh buồng lửa.
Toàn bộ buồng lửa được khung lò đỡ bằng cơ cấu treo có thể giãn nở tự nhiên xuống phía dưới. Các bề mặt của vùng pha đặc phía dưới buồng lửa tiếp xúc với nhiên liệu có lớp lót bằng vật liệu chịu nhiệt, chịu mài mòn để các dàn ống nước không bị mài mòn.
IV. Bộ Phân Ly Của Lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB:
Bộ phân ly, bộ hồi liệu và buồng lửa tổ hợp tạo thành hệ thống đốt cháy nhiên liệu tuần hoàn, đóng vai trò quan trọng trong làm việc ổn định của lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB. Nếu thiết kế không hợp lý, tính năng thiết bị kém, sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất nhiệt và khả năng sinh hơi của lò hơi. Nếu sử dung không đúng sẽ làm cho hệ thống cháy tuần hoàn làm việc không tốt dẫn đến lò hơi phải ngừng vận hành.
1. Tác dụng của bộ phân ly:
Phân ly các hạt rắn ra khỏi dòng khí khói và thu gom lại để cấp cho buồng lửa tiến hành đốt cháy tiếp. Bộ phân ly, bộ hồi liệu và buồng lửa tạo thành đường vòng kín cháy tuần hoàn.
2. Kiểu dáng và tính năng bộ phân ly:
Bộ phân ly được sử dụng trong lò CFB thường chia làm 2 loại: Bộ phân ly quán tính và bộ phân ly xyclon. Bộ phân ly quán tính có dạng cánh phẳng hay cong và lòng máy dị hình. Bộ phân ly xyclon có kiểu đứng và kiểu nằm ngang, với bộ phân ly xyclon kiểu đứng còn chia thành bộ phân ly thải khí phía trên và bộ phân ly thải khí phía dưới.
Bộ phân ly quán tính có hiệu quả phân ly thấp, thường là 60÷80% nhưng có kết cấu đơn giản, tổn thất trở lực khí động nhỏ hơn, chỉ là 250÷500Pa. Nguyên lý làm việc của bộ phận phân ly quán tính: Khi dòng khí đi qua bộ phân ly, do dòng khí thay đổi hướng nhiều lần, các hạt rắn chuyển động theo dòng khí được tách ra. Bộ phân ly quán tính được chế tạo bằng vật liệu hợp kim hay vật liệu phi kim loại.
Lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB phân lớn sử dụng bộ phân ly loại xyclon chịu nhiệt với nguyên lý làm việc: Khí khói cao tốc đi vào xyclon theo phương tiếp tuyến và chuyển động xoáy. Các hạt rắn trong khí khói có khối lượng dưới tác dụng của lực ly tâm văng ra đập lên vỏ thân trụ và rơi xuống phễu tro ở phía dưới. Dòng khí chuyển động quay tròn và được thải ra từ ống thải phía trên hay phía dưới. Bộ phân ly xyclon có hiệu suất phân ly cao hơn, có thể đạt tới trên 99%, nhưng trở lực cũng lớn hơn, thường là 500÷800MPa.
3. Kết cấu bộ phân ly xyclon chịu nhiệt và cách sử dụng đúng:
- Lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB cỡ vừa và nhỏ thường sử dụng bộ phân ly xyclon chịu nhiệt, nhiệt độ làm việc rất cao, thường lên tới khoảng 9000C, nên gọi là bộ phân ly xyclon chịu nhiệt. Lỗ vào của bộ phân ly xyclon nối liền với lỗ ra của buồng lửa, lỗ đáy ra tro xỉ của bộ phân ly được nối với bộ hồi liệu bằng ống hồi liệu, lỗ thải khí nối liền với mương khói đuôi lò. Bộ phân ly xyclon có kết cấu thân trụ tròn, phễu tro xỉ, lỗ khí khói vào và ống khí khói ra. Vỏ thân trụ làm bằng thép tấm, mặt tiếp xúc với khí khói có lót gạch và bêtông chịu nhiệt, chịu mài mòn, giữa vỏ thép và gạch có lớp vật liệu cách nhiệt. Ống khí khói ra được chế tạo bằng thép tấm hợp kim chịu nhiệt chịu mài mòn cuốn hàn lại. Yêu cầu chịu được nhiệt độ trên 10000C. Tốc độ khí khói ra là 15m/s. Vỏ ngoài ống nối lỗ khí khói vào chế tạo hàn bằng thép tấm hợp kim chịu nhiệt chịu mài mòn, bên trong ống có xây gạch chịu nhiệt nối liền với phần thân trụ tròn lớn. Đường dẫn khói từ lỗ ra của buồng lửa đến khí khói vào của xyclon được xây bằng vật liệu chịu lửa. Tốc độ vào xyclon của khí khói thường là 20÷25m/s.
- Hiệu suất phân ly của bộ phân ly xyclon chịu nhiệt chủ yếu quyết định bởi tốc độ khí khói vào, chiều sâu ống thải khí ngập vào trong thân trụ tròn, độ nhám bề mặt tiếp xúc với khí khói và độ kín của xyclon.
- Tốc độ khí khói vào quá thấp, tốc độ quay tròn của khí khói trong phần thân trụ sẽ giảm lực ly tâm giảm, rất khó phân ly các hạt nhỏ. Nếu tốc độ khí khói vào quá lớn, tổn thất trở lực sẽ rất lớn, điện tiêu hao nhiều, vì phải cân nhắc chọn. Tốc độ và tổn thất trở lực sao cho tối ưu.
- Khi ống thải khí đưa vào nông (chiều dài phần ống nằm trong vỏ thân trụ), khí khói sẽ đi trực tiếp vào ống thải, các hạt ở giữa vùng tâm xoáy sẽ không bị phân ly. Khi ống thải khí đưa sâu vào chiều dài nhất định, làm cho dòng khí chuyển động quay tròn theo các lớp mỏng và đổi hướng, các hạt ở giữa vùng tâm xoáy sẽ được phân ly. Nhưng không được đưa ống thải khí vào quá sâu gần phễu đựng tro, sẽ rất dễ hút các hạt tro xỉ lắng đọng bay trở lại, đồng thời làm tăng trở lực.Thường ống thải khí đưa vào bằng ½ chiều dài thân trụ là vừa.
- Bề mặt mặt phía trong nhẵn, không phần vỏ nên ghồ ghề .Càng nhẵn các hạt đã phân ly dễ rơi xuống đáy, không bị bật lại cuốn theo dòng khí. Đồng thời cũng do bề mặt nhẵn, trở lực nhỏ thuận lợi cho khí khói chuyển động quay tròn, làm tăng hiệu quả phân ly. Cho nên một khi xảy ra hiện tượng đóng xỉ trong bộ phân ly, nên làm sạch các hạt xỉ bám trên bề mặt.
- Trong vận hành, bộ phân ly cần phải kín, đặc biệt là tại chỗ tối nối giữa lỗ ra tro xỉ ở đáy phễu xỉ với bộ hồi liệu. Nếu có không khí lọt vào sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc của bộ phân ly. Khi lượng gió lọt vào quá 5% lượng khí khói, bộ phân ly mất khả năng phân ly. Tránh tình trạng mài mòn ở bộ phân ly khá trầm trọng phần thân trụ và ống thải khí bị mài mòn, rò khí thường xảy ra. Do làm việc ở nhiệt độ rất cao,hiện tượng co giãn vì nhiệt rất dễ làm hỏng bộ phận thân trụ, gây nứt rò khí, trầm trọng làm mất khả năng làm việc của bộ phân ly, nên khi phát hiện cần phải xử lý kịp thời, không gắng gượng vận hành được
- Thiết kế cải tiến của xyclon chịu nhiệt.
- Bộ phân ly xyclon chịu nhiệt có ưu điểm là hiệu suất phân ly cao, nên được sử dụng rộng rãi. Do nhiệt độ vận hành cao, lò hơi vận hành biến động liên tục gây hiện tượng co dãn nhiệt nhiều dẫn đến mỏi về nhiệt, làm cho các vị trí ghép nối (ở tập trung ứng suất) rất dễ bị hỏng và khó xử lý. Nên người ta đưa ra giải pháp làm mát bằng nước.Vỏ ngoài của bộ phân ly tạo bởi các ống dẫn nước tổ hợp ghép lại, trên ống hàn các gai giữ, vật liệu bêtông chịu nhiệt chịu mài mòn. ống nước làm mát có tác dụng hạ nhiệt bảo vệ bộ phân ly và cũng là một bộ phận nhận nhiệt của lò hơi, làm hạ nhiệt độ vật liệu lò,tránh được hiện tượng đóng xỉ ở nhiệt độ quá cao của vật liệu lò, nâng cao độ an toàn tin cậy của bộ phân ly.
V. Bộ Hồi Liệu Của Lò CFB:
1. Tác dụng của bộ phân ly:
Bộ phân ly là thiết bị tro xỉ được phân ly, với một cách thức nhất định đưa về buồng lửa tiến hành quá trình cháy tuần hoàn. Thường bội số tuần hoàn là 10÷40. Bộ hồi liệu cùng với bộ phân ly, buồng lửa tạo thành một đường vòng kín đốt cháy vật liệu tuần hoàn. Như bộ phân ly, bộ hồi liệu cũng là thiết bị quan trọng của hệ thống đốt cháy nhiên liệu trong lò tầng sôi tuần hoàn CFB.
2. Chủng loại và kết cấu của bộ hồi liệu:
Bộ hồi liệu có dạng van, chia làm 2 loại lớn: van cơ khí và van khí động. Khi sử dụng van cơ khí điều chỉnh lượng hồi liệu, do tác dụng va đập cọ xát của hạt liệu và dòng khí nóng, van rất dễ bị biến dạng hỏng, nên ít được sử dụng, chỉ dùng cho các lò CFB có bố trí thiết bị trao đổi nhiệt ở bên ngoài. Loại van khí động được sử dụng nhiều, nguyên lý làm việc là lợi dụng độ chênh lệch áp suất tạo bởi dòng chảy vật liệu giữa ống dẫn liệu và ống hồi liệu để tự động điều chỉnh lượng hồi liệu,trong vận hành không cần người điều chỉnh.Van khí động lợi dụng dòng khí đẩy vật liệu chuyển động và tự cân bằng chênh lệch áp suất của vật liệu, do đó có kết cấu đơn giản. Không cần người thao tác, nên được ứng dụng rộng rãi van có nhiều dạng như dạng L, dạng V, dạng J, trong đó dạng U được dùng nhiều hơn.
3. Kết cấu thiết bị hồi liệu có van khí động dạng U: chủ yếu gồm ống dẫn liệu, buồng sôi và ống hồi liệu
- Ống dẫn liệu: ống dẫn liệu là phần nối thiết bị hồi liệu với bộ phân ly, có tác dụng dẫn vật liệu tuần hoàn. Do ống dẫn liệu có chiều cao nhất định, khối lượng bản thân của cột vật liệu trong ống tạo nên một áp suất nhất định hướng xuống dưới, làm cho vật liệu chỉ chuyển động theo hướng cố định. Không cho phép có dòng khí đi ngược lại dâng lên bộ phân ly, do dung lượng khí dâng ngược lên rất nhỏ, cũng làm cho bộ phân ly mất khả năng phân ly. Cho vật liệu trong dẫn liệu chuyển động xuống với mật độ lớn, có tác dụng tự làm kín, ngăn dòng khí đi ngược từ buồng sôi. Vỏ ống bằng thép tấm cuốn hàn, bên trong có lớp lót bêtông chịu nhiệt chịu mài mòn.
- Buồng sôi: Buồng sôi còn gọi là van làm kín dòng chảy hay van dạng chữ U. Có tác dụng để tro xỉ tuần hoàn từ ống dẫn liệu đi vào, thông qua cấp vào dòng khí với tốc độ và lưu lượng nhất định, làm sôi và đẩy tro xỉ qua ống hồi liệu đặt nghiêng trở về sàn tạo sôi của buồng lửa. Giữa phía liệu vào và ra có tấm ngăn chia phía trên buồng sôi làm 2 phần: phía dưới liên thông với nhau dạng chữ V nên còn gọi là van dạng V. Trong buồng sôi, phía dưới có tấm phân phối gió và mũ gió nhỏ, dưới cùng là hộp gió, có gió cấp1 với một lượng gió áp suất nhất định. Khi gió đi qua các lỗ nhỏ của mũ gió sẽ có tốc độ nhất định. Dưới tác dụng của dòng khí, vật liệu tro ở trạng thái sôi và chuyển động về phía lỗ hồi liệu có áp suất thấp hơn. Trên tấm phân phối gió phía lỗ hồi liệu có bố trí ống thải tro, có thể thải tro, điều khiển vật liệu tuần hoàn, điều chỉnh quá trình cháy và phụ tải nhiệt. Trên thành bên của buồng sôi có lỗ quan sát kiểm tra tiện cho việc xử lý sự cố đóng xỉ làm tắc bộ hồi liệu. Buồng sôi thực chất là buồng lửa làm sôi các tro bay, tác dụng chính là vận chuyển vật liệu, có tác dụng đốt cháy nhưng không phải mục đích chính. Nhiệt độ sôi phải được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ, khi ở nhiệt độ đóng xỉ hay có di vật rơi từ bộ phân ly, sẽ phá hỏng tình trạng làm việc bình thường của buồng sôi. Cho nên ở buồng sôi có lắp nhiệt kế để theo dõi nhiịet độ vật liệu. Khi vận hành bình thường nhiệt nên thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của tro tốt nhất không vượt quá 9500C. Vỏ buồng sôi bộ hồi liệu được chế tạo bằng thép tấm, bên trong có xây và đổ lót vật liệu chịu nhiệt, chịu mài mòn.
- Ống nghiêng hồi liệu là bộ phận nối giữa buồng sôi hồi liệu với sàn tạo sôi của buồng lửa, có tác dụng dẫn vật liệu tuần hoàn. Vỏ ngoài bằng thép ống, bên trong lót lớp chịu nhiệt chịu mài mòn. Ống được đặt nghiêng góc nghiêng không nhỏ hơn 450, để tránh hiện tượng vật liệu bị ùn tắc tự nhiên.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- KIỂU LÒ HƠI NÀO PHÙ HỢP CHO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
- LÒ HƠI ĐỐT CỦI
- NHU CẦU CAO VỀ LÒ HƠI CÔNG NGHIỆP TẠI BÌNH PHƯỚC
- TOP 05 NHÀ CUNG CẤP LÒ HƠI LỚN NHẤT VIỆT NAM 2020
- NHŨNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI XẢ ĐÁY LÒ HƠI
- TIÊU CHÍ LỰA CHỌN LÒ HƠI CHO DOANH NGHIỆP NẤU RƯỢU
- GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG NHIỆT LÒ HƠI
- KỸ NĂNG VẬN HÀNH LÒ DẦU TẢI NHIỆT ĐẶT HIỆU SUẤT CAO
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ THAY DẦU LÒ DẦU TẢI NHIỆT
- PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ TRONG VẬN HÀNH LÒ HƠI TẦNG SÔI TUẦN HOÀN
- QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ HƠI TẦNG SÔI TUẦN HOÀN
- NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ ĐẶC TÍNH CỦA LÒ HƠI TẦNG SÔI ( Lò Hơi CFB )