QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ HƠI TẦNG SÔI TUẦN HOÀN

 THAO TÁC VẬN HÀNH LÒ HƠI TẦNG SÔI TUẦN HOÀN CFB:

I. Chuẩn bị trước khi khởi động lò hơi tầng sôi tuần hoàn:

Lò hơi trước khi khởi động chạy thử tổng thể, ngoài việc hiệu chỉnh xong từng bộ phận thiết bị chính của các hệ thống ra, còn phải thực hiện xong những nội dung công việc sau: Vệ sinh rửa lò, thí nghiệm bảo vệ khoá liên động thiết bị phụ trợ, sấy lò, thí nghiệm mồi lửa, kiềm lò bằng hoá chất, hiệu chỉnh van an toàn, thí nghiệm bảo vệ lò hơi v.v… ở phần này chỉ đi sâu giới thiệu nội dung thí nghiệm trong khí động trong lò ở trạng thái lạnh.

1. Mục đích: Xác định đặc tính trở lực của tấm phân phối gió và trở lực của lớp vật liệu của lò tầng sôi, từ đó tìm ra lưu lượng gió tạo sôi tới hạn, cung cấp số liệu tham khảo cho vận hành ở trạng thái nóng, để đảm bảo lò cháy an toàn, ngăn ngừa đóng xỉ và cháy hỏng thiết bị, đảm bảo nhiệt độ, áp suất hơi nước ổn định.

2. Nội dung và phương pháp thí nghiệm:

  • Xác định lưu lượng gió tại đường gió cấp1, cấp2
  • Thí nghiệm đặc tính trở lực tấm phân phối gió ở trạng thái chưa cho vật liệu lò phủ trên tấm phân phối gió, khởi động quạt hút, quạt gió cấp1, điều chỉnh lượng gió cấp1, ghi chép trị số chênh lệch áp suất của tấm phân phối gió. Trên cơ sở các số liệu có được, xây dựng đường cong quan hệ trở lực tấm phân phối gió và lưu lượng gió.
  • Thí nghiệm quan hệ chiều dày lớp vật liệu: Lò và áp suất sàn (xác định trở lực của vật liệu lò). Dưới lượng gió nhất định(thường lắp lưu lượng gió vận hành theo thiết kế), chiều cao của vật liệu lò lần lượt là 300mm, 500mm, 700mm. Ghi chép số liệu, xây dựng đường cong quan hệ chiều dày vật liệu lò với áp suất sàn.
  • Thí nghiệm lưu lượng gió tạo sôi tới hạn: Lưu lượng gió tạo sôi tới hạn là lượng gió ít nhất khi lò hơi vận hành, đặc biệt là khi lò vận hành ở phụ tải thấp, nếu dưới trị số này sẽ có khả năng đóng xỉ. Đo chọn chiều dày vật liệu lò là 300mm, 500mm, 700mm để đo lưu lượng gió tạo sôi tới hạn ghi chép giá trị áp suất trên sàn và lưu lượng gió. Xây dựng đường cong quan hệ áp suất và lưu lượng ứng với chiều dày vật liệu lò.
  • Thí nghiệm chất lượng tạo sôi: Ở trạng thái vật liệu sôi, ngừng quạt gió đột ngột, quan sát mức độ bằng phẳng của bề mặt lớp vật liệu lò, từ đó xác định tình trạng phân phối gió đồng đều của tấm phân phối gió. Nếu không đồng đều nghiêm trọng, cần phải tìm rõ nguyên nhân,có biện pháp xử lý.

II. Khởi động lò hơi tầng sôi tuần hoàn:

1. Khởi động ở trạng thái nguội:

Do bên trong lò CFB có lượng lớn vật liệu chịu lửa, chịu mài mòn, đặc biệt là ở bộ phân ly. Hệ thống hồi liệu, lỗ ra khói buồng lửa đều có vật liệu chịu nhiệt lót ở bên trong. Yêu cầu về tốc độ này nhiệt của lớp vật liệu lót này đã hạn chế tốc độ khởi động của lò CFB. Tốc độ thay đổi nhiệt độ của khí khói là nhận tốc độ quan trọng gây nên ứng suất nhiệt, áp dụng phương pháp khởi động hợp lý sẽ phòng tránh được bị hỏng do ứng suất nhiệt. Thông thường mức độ thay đổi nhiệt độ lớn nhất cho phép 1000C/h. Trong quá trình khởi động, lượng gió cấp1 thấp nhất cần để làm sôi vật liệu sàn và yêu cầu phối hợp gió của đốt dầu đều dẫn đến lò hơi vận hành dưới hệ số không khí dư lớn hơn.

Hai bộ mồi lửa đốt dầu ủ lưu lượng là 350 x 2Kg/h áp suất dầu vận hành 2.0MPa. Mức độ cháy mồi lửa dưới sàn chỉ chiếm khoảng 12% mức độ cháy của lò, khi nhiệt độ sàn được duy trì trên mức nhiệt độ cho phép cấp than mới (than antraxit khoảng 4500C) cho máy cấp than số1 vào làm việc dưới tốc độ quay chậm, có thể dựa vào tốc độ nâng nhiệt của sàn để phán đoán than đã bén lửa chưa. Sau đó cho tiếp các máy cấp than còn lại vào làm việc để mức độ cháy tăng lên.

  • Công việc chuẩn bị trước khi mồi lửa (nhóm lò):

a/ Kiểm tra trước khi mồi lửa:

Khởi động mồi lửa chỉ tiến hành sau khi các công việc sấy, kiềm lò, thông rửa lò, thử kín và hiệu chỉnh van an toàn kết thúc, các thiết bị hệ thống lắp tạm thời đã được tháo bỏ, hệ thống chính đã được lắp lại hoàn toàn đồng thời cần làm tốt các việc sau:

  • Xác định rằng thiết bị của các bộ phận hoàn hảo, đường khói thông suốt, không còn người ở trong lò, không còn dụng cụ để quên trong lò.
  • Kiểm tra cẩn thận xem tất cả các bộ phận lắp đặt có đúng và bình thường không.
  • Tất cả các thiết bị phụ trợ cần phải ở điều kiện thao tác tốt nhất và tiến hành thao tác theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.
  • Tất cả các van xả khí, xả nước đọng, xả áp suất đều phải có ống dẫn mỗi chất xả đúng quy định.
  • Tất cả phương tiện đo kiểm nhiệt, tự động điều khiển phải có độ nhậy và cấp chính xác phù hợp. Hệ thống điều khiển, kiểm tra khoá liên động có thể thao tác được.
  • Tất cả các cửa lỗ người chui , quan sát đều phải đóng kín.
  • Các lỗ quan sát của bộ đốt dầu và thiết bị kiểm tra theo dõi ngọn lửa phải được vệ sinh sạch sẽ.
  • Kiểm tra khởi động vòi phun tạo hạt sương của bộ đốt dầu.
  • Hệ thống cấp than phải ở trạng thái hoàn hảo, lần lượt vận hành không tải 15÷20 phút.

b/ Cấp nước vào lò:

Cấp nước vào lò lần đầu đến mức thấp hơn 50mm so với mức nước bình thường. Nước phải qua xử lý hoá học có thành phần hoá bình thường mà trị số PH phù hợp yêu cầu vận hành bình thường của lò hơi. Nhiệt độ nước cấp không quá >00C.

  • Mở van xả khí trên bao hơi.
  • Đóng tất cả các van xả nước đọng của bộ phận chứa nước .
  • Mở tất cả các van xả khí của bộ phận quá nhiệt.
  • Mở van xả nước đọng của bộ quá nhiệt và của tuyến ống hơi chính.
  • Mở van by pass đường cấp nước và điều khiển bằng tay thiết bị cấp nước, điều chỉnh đến 10%÷15% lưu lượng cấp nước.
  • Mở van xả khí của bộ hâm nước, xả hết khí thì đóng lại
  • Cấp nước lên bao hơi ở mức thấp.
  • Tách bộ giảm ôn ra khỏi tuyến bằng tay.
  • Xác định chắc chắn rằng van chặn nước tái tuần hoàn từ bao hơi xuống bộ hâm nước đang ở trạng thái mở.

c/ Quạt gió:

Trình tự khởi động quạt gió: Quạt hút đén quạt gió cấp1 đến quạt hồi liệu đến quạt gió cấp2

Khởi động quạt hút (ID)

  • Trong thời gian khởi động lò, quạt hút là quạt khởi động đầu tiên trong hệ thống cấp gió sôi tuần hoàn và khí khói. Trước khi khởi động quạt hút phải đóng cụm điều chỉnh gió đầu vào quạt ở mức nhỏ nhất để tránh động cơ quạt bị quá dòng. Sau khi khởi động quạt gió, chú ý theo dõi dao động ở ổ trục, dòng điện và nhiệt độ phải trong phạm vi cho phép. Mở từ từ mở cụm điều chỉnh gió, đưa điều khiển áp suất âm buồng lửa sang chế độ “tự động”, theo dõi áp suất buồng lửa, tiếp đến thao tác điều chỉnh gió để có áp suất buồng lửa thích hợp.
  • Trong thời gian lò hơi vận hành, nếu xuất hiện bất kỳ nguyên nhân gì mà quạt gió ngừng hoạt động, quạt gió cấp1, gió cấp2 và hệ thống cấp liệu cũng bị khóa ngừng hoạt động theo.

Khởi động quạt gió cấp1 (PA)

  • Quạt gió cấp1 luôn khởi động sau quạt hút. Trước khi khởi động, đóng cụm điều chỉnh gió đầu vào quạt, các cụm điều chỉnh trên các đường gió cấp1 chính ở mức nhỏ nhất để tránh động cơ bị quá tải.
  • Sau khi quạt cấp1 vận hành bình thường, từ từ mở cụm điều chỉnh gió ở đầu vào quạt, theo dõi áp suất buồng lửa.

Khởi động quạt gió hồi liệu:

  • Trong thời gian khởi động lò, khởi động xong quạt hút, có thể khởi động quạt gió hồi liệu, kiểm tra lượng gió trong hộp gió của van hồi liệu. Khi làm việc bình thường, áp suất gió hồi liệu duy trì ở 12000Pa, người thao tác phải theo dõi nhiệt độ của ống hồi liệu để đảm bảo lượng vật liệu lò tuần hoàn trở về buồng lửa được hợp lý.

Khởi động quạt gió cấp2 (SA)

  • Trước khi khởi động quạt, phải đóng cụm điều chỉnh gió ở đầu vào, tránh động cơ bị quá tải.

d/ Nạp vật liệu lò:

  • Trước khi khởi động lò, nếu buồng lửa còn rỗng, có thể nạp lượng vật liệu lò, ban đầu sử dụng vật liệu lò bằng xỉ than có hàm lượng cácbon< 3%, cỡ hạt 0÷5mm. Quạt gió làmviệc, vật liệu lò sẽ được trải đều trên sàn lò.
  • Kiểm tra tất cả các số liệu báo áp suất để xác định khối lượng vật liệu lò đã nằm trên sàn. Lượng vật liệu lò tăng, áp suất cũng tăng.
  • Vật liệu lò phải ở mức để áp suất sàn lò thấp nhất là 3,5 Kpa.

e/ Thông thổi bằng khí:

  • Điều chỉnh lưu lượng gió cấp1, duy trì ở mức 30% (đưa điều khiển gió cấp1 sang chế độ “bằng tay”).
  • Mở tấm chắn bộ đốt dầu.
  • Thông thổi bộ đốt dầu.

2. Nhóm lò, đốt dầu:

  • Chỉnh lượng gió cấp1 đạt 30% tổng lượng gió.
  • Để áp suất sàn lò khoảng 4 KPa (khi cần thiết, có thể nạp thân vật liệu lò)
  • Áp suất dầu ra ở van điều chỉnh dầu cần lớn hơn 0,7 Mpa.
  • Đưa điều khiển lưu lượng gió vào bộ đốt dầu sang trạng thái “Bằng tay”.
  • Đưa điều khiển áp suất buồng lửa sang trạng thái “Bằng tay”.
  • Đóng cụm điều chỉnh gió cấp2
  • Đóng cụm điều chỉnh gió cấp1
  • Mở cụm điều chỉnh gió cấp vào bộ đốt dầu và duy trì mức 30%.
  • Đưa bộ đốt dầu vào hoạt động (Tấm tạo hạt sương Φ1,4). Sau khi cháy ổn định, lưu lượng gió cấp cho bộ đốt dầu được điều chỉnh bằng tay.
  • Lượng dầu đốt chính ở mức thấp nhất (áp suất dầu phải lớp hơn áp suất tối thiểu)
  • Tốc độ nâng nhiệt sàn lò lớn nhất là 100oC (theo yêu cầu của nhà cung cấp vật liệu chịu nhiệt)
  • Bộ đốt dầu số1 vào làm việc sau 5 phút, đưa số 2 vào làm việc, tăng dần lượng dầu đốt theo biểu đồ đường cong gia nhiệt.
  • Khi nhiệt độ tăng không rõ rệt, cần thay tấm tạo hạt sương Φ 1,6
  • Điều chỉnh lượng gió hỗn hợp của bộ đốt dầu, để nhiệt độ buồng gió dưới 8000C.
  • Chú ý tình trạng giãn nở nhiệt của bao hơi, các ống góp khi khởi động, định kỳ quan sát báo giãn nở.
  • Nếu áp suất sàn lò giảm xuống dưới 3,5 KP, cần phải bổ sung vật liệu lò.
  • Áp suất hơi nước lên tới 0,1 Mpa, đóng van xả khí ở bao hơi và bộ quá nhiệt.
  • Khi áp suất hơi nước tăng đến 0,15÷ 0,2 Mpa, tiến hành thông rửa áp kế và so sánh chỉ số các áp kế đảm bảo chính xác.
  • Khi áp suất bao hơi lên tới 0,3 Mpa, mà nhiệt độ bộ quá nhiệt cao hơi nhiệt độ hơi bão hoà phải mở van điện động trên đường ống xả hơi,van mở khoảng 20%.
  • Khi lưu lượng hơi nước lớn hơn 7% đóng van chặn trên đường tuần hoàn nước từ bao hơi đến bộ hâm nước.
  • Khi áp suất hơi nước tăng đến 0,3 ÷ 0,5 Mpa, lần lượt xả bẩn định kỳ các ống góp, kiểm tra tình trạng đóng mở các van xả đảm bảo đóng mở bình thường, không rò rỉ nước. Khi xả không để mức nước bao hơi dưới nước thấp, cần thiết có thể cấp bổ sung nước.
  • Đóng van xả nước đọng bộ quá nhiệt.
  • Điều chỉnh van xả khí, đảm bảo nhiệt độ hơi ra bộ quá nhiệt lớn hơn nhiệt độ hơi bão hoà ít nhất 150C và lưu lượng hơi nước lớn hơn 10% để làm mát bộ quá nhiệt.
  • Điều chỉnh van xả khí bao hơi, để nhiệt độ kim loại ở phía trên và phía dưới không chênh lệch quá 500C. Tốc độ nâng nhiệt độ nước lò khoảng 10C/phút, sau đó tăng lên 1,50C/phút.
  • Khi đạt tới thông số xông hơi làm quay tuabin thì cấp hơi cho tuabin.

(3) Đốt than:

  • Hệ thống tải than vận hành bình thường.
  • Cỡ hạt của than phù hợp.
  • Khi nhiệt độ sàn lò >4500C (với than autraxít, cụ thể xác định trong quá trình thử nghiệm) thì có thể cấp than vào lò.
  • Máy cấp than ở chế độ “Bằng tay”.
  • Mở cửa điều chỉnh đáy phễu than
  • Đưa máy cấp than số 2 vào vận hành (ở vận tốc quay thấp nhất), mỗi cách quãng thời gian 90giây cấp than 900
  • Dựa vào tốc độ tăng nhiệt độ sàn lò (> 50C /phút) và tình trạng toả sáng của hạt than cháy để chuẩn đoán mồi lò có thành công hay không.
  • Nhóm lò thành công, máy cấp than tiếp tục vận hành ở vòng quay thấp.
  • Mở tấm ngăn đáy phễu số3
  • Đưa máy cấp than số3 vào vận hành (ở vận tốc quay thấp)
  • Căn cứ tình hình cụ thể, giảm công suất bộ đốt dầu, đồng thời tăng dần lượng cấp than
  • Kiểm tra tốc độ tăng nhiệt độ của sàn lò, cấp thêm than
  • Nếu áp suất dầu xuống dưới mức thấp nhất, mà nhiệt độ sàn lò trên 8200C, có thể giảm dần dầu đốt và tắt hẳn bộ đốt dầu, đồng thời để tăng phụ tải, phải cấp thêm than.
  • Sau ngừng bộ đốt dầu, mở từ từ cửa gió cấp1 tương ứng. Đóng dần tấm cửa gió bộ đốt dầu lại, nhưng không đóng hoàn toàn, vì cần lượng gió nhất định làm mát miệng phun hỗn hợp gió trong bộ đốt dầu.
  • Duy trì nhiệt độ sàn lò không đổi và tắt bộ đốt dầu số 2, đồng thời điều chỉnh lượng than để tăng phụ tải ổn định.
  • Dựa vào đường cong đặc tính, tăng lượng gió cấp1 theo phụ tải tăng.
  • Nếu áp suất và nhiệt độ của hơi đạt giá trị quy định, đưa điều khiển phụ tải và máy cấp than vào làm việc.
  • Bằng thao tác thải tro xỉ hoặc bổ sung vật liệu lò để duy trì áp suất sàn khoảng trên dưới 6Kpa.
  • Đưa điều khiển áp suất hơi chính vào chế độ “tự động”.

2. Khởi động ở trạng thái nóng (với than autraxít, khi nhiệt độ sàn lò< 5000C, không được cấp than):

Khi khởi động lò ở trạng thái nóng, trước tiên dùng gió cấp1, cấp hai thể thổi sạch không khí trong lò, trong bộ đốt trước khi mồi lửa, sau đó khởi động đưa vào vận hành bộ đốt dầu.

Do sàn lò có nhiệt độ cao, nên không cần phải kiểm tra tốc độ nâng nhiệt độ, có thể khởi động lò như ở trạng thái nguội và mang tải.

  • Quạt gió
    • Cụm điều chỉnh gió ở đầu vào quạt hút (ID) và quạt gió cấp1 (Pa) ở vị trí đóng kín
    • Đặt cụm điều chỉnh gió cấp2 (SA) và cụm điều chỉnh gió bộ đốt dầu ở chế độ “bằng tay” và ở vị trí đóng kín
    • Khởi động quạt hút (đóng kín cửa gió trước)
    • Đưa quạt hồi liệu vào làm việc, mở cụm điều chỉnh gió
    • Kiểm tra lưu lượng gió trong van hồi liệu
    • Khởi động quạt gió cấp2 (SA)
    • Mở từ từ cụm điều chỉnh gió của quạt hút, quạt cấp gió, kiểm tra áp lực buồng lửa
    • Điều chỉnh quạt cấp, quạt hút và đặt ở chế độ tự động
  • Thổi sạch không khí
  • Điều chỉnh bằng tay lưu lượng gió cấp1 ở mức 30%
  • Mở hết cụm điều chỉnh gió cấp2 và cụm điều chỉnh gió vào bộ đốt dầu
  • Thổi sạch nguồn lửa bằng không khí trong thời gian 5phút
  • Đốt cháy dầu:
  • Duy trì lượng gió cấp1 lớn hơn 30%
  • Van điều chỉnh dầu đốt ở chế độ bằng tay, áp suất dầu ra ở van điều khiển lớn hơn1,5Mpa
  • Điều chỉnh gió vào bộ đốt dầu ở chế độ bằng tay
  • Lần lượt đưa hai bộ đốt dầu vào làm việc
  • Tăng dần lượng gió cấp1, kiểm tra ngọn lửa ổn định
  • Khi nhiệt độ sàn lò lớn hơn 6500C (chỉ tham khảo, cần xác định theo khí nhiệt) cấp than vào buồng lửa
  • Kiểm tra chênh lệch nhiệt độ trên và dưới bao hơi không quá 500C
  • Cấp đá vôi theo tỷ lệ (kiểm tra trị số SO2)

Đốt than

  • Khi nhiệt độ sàn lò> 5000C thì cấp than
  • Điều khiển máy cấp than ở trạng thái bằng tay
  • Mở tấm điều chỉnh ở đáy phễu than
  • Đưa máy cấp than số2 vào vận hành(ở vòng quay thấp), cách mỗi 90giây cấp than 90giây, tiến hành 3lần
  • Dựa vào tốc độ nâng nhiệt (> 50C/phút) và độ phát sóng do nhiên liệu cháy có thể phán đoán mồi lửa có thành công hay không
  • Sau khi xác định mồi lửa thành công, máy cấp than tiếp tục vận hành ở vòng quay thấp
  • Đưa máy cấp than số 3 vào vận hành(ở vòng quay thấp nhất)
  • Theo yêu cầu thực tế, giảm công suất bộ đốt dầu đồng thời tăng vòng quay máy cấp than
  • Kiểm tra tốc độ tăng nhiệt độ tăng sàn lò, cấp thêm than để áp suất sàn lò tăng đến 6Kpa
  • Cấp đá vào sàn lò theo tỷ lệ
  • Nếu áp suất dầu đốt xuống dưới mức thấp nhất, mà nhiêt độ sàn lò lớn hơn 8500C, nên tách bộ đốt dầu số1. Đồng thời để duy trì phụ tải tăng, cần phải tăng lượng than
  • Trên cơ sở duy trì nhiệt độ sàn lò, ngừng bộ đốt dầu còn lại, đồng thời điều chỉnh lượng than để tăng phụ tải một cách ổn định
  • Theo đường đặc tính, phụ tải lò hơi tăng ,tăng lượng gió cấp1
  • Khi áp suất vào nhiệt độ hơi đạt trị số quy định, đưa điều khiển phụ tải và điều khiển máy cấp than vào làm việc
  • Cấp đá vôi để hạn chế SO2 
  • Bằng biện pháp thải xỉ và bổ sung vật liệu sàn để duy trì áp suất sàn lò tạo sôi khoảng 6Kpa
  • Theo dõi nhiệt độ sàn lò, nhiệt độ và áp suất hơi
  • Đưa điều khiển áp suất hơi vào chế độ tự động.

3. Khởi động ở trạng thái nhiệt độ cao:

Sau khi khởi động quạt gió nếu nhiệt độ sàn lò >5000C có khởi động lò ở trạng thái ở nhiệt độ cao

Trong quá trình khởi động, nhiệt độ sàn lò vẫn còn cao hơn nhiệt độ cấp than, cho nên có thể cấp ngay than vào lò, không cần phải thổi sạch không khí trong lò và nồi lửa

Sau khi máy cấp than cấp than vào lò ở tốc độ thấp, than bốc cháy, tăng quá trình cháy, sau 35phút có thể cho lò vận hành đầy tải, do lúc này xyclon còn nóng, tích rất nhiều nhiệt. Điều này có nghĩa rằng: trong quá trình khởi động lò ở nhiệt độ cao không cần phải suy xét đến tốc độ nâng nhiệt cho phép của vật lực chịu nhiệt lót ở bên trong lò.

III. Vận hành bình thường lò hơi:

1. Những công việc theo dõi kiểm tra trong vận hành lò hơi:

  • Kiểm tra nhiệt độ khói vào không được quá 10500C

Nhiệt độ khói quá cao sẽ cháy hỏng vật liệu chưa chịu nhiệt và các bộ phận kim loại chịu áp lực

  • Kiểm tra nhiệt ngẫu đo nhiệt độ sàn lò và các phương tiện đo khác xem có ở trạng thái ở bình thường không
  • Kiểm tra lưu lượng gió cấp1 tại tấm phân phối gió, đảm bảo tỷ lệ lưu lượng gió cấp1 và cấp2 bình thường
  • Kiểm tra hàm lượng (theo %) của ôxy trong khói, phương tiện đo ôxy làm việc bình thường
  • Kiểm tra áp suất tại sàn lò của buồng lửa, đảm bảo các điểm đo áp suất, ống dẫn tín hiệu áp suất không bị tắt, xác định răng áp suất sàn lò hiển thị chính xác, bình thường
  • Theo dõi tình trạng làm việc của hệ thống thải tro xỉ đáy lò, theo dõi nhiệt độ thải tro xỉ
  • Kiểm tra mức nước bao hơi có bình thường không, nếu cần thiết tiến hành thông rửa cụm báo mức nước ống thuỷ. Xác định rằng van điều chỉnh cấp nước thao tác bình thường
  • Thường xuyên lấy mẫu phân tích than trước khi cấp vào lò, để xác định được tình trạng phân bố hạt của nhiệt rắn và thay đổi thành phần nhiên liệu
  • Định kỳ lấy mẫu nước cấp nước lò hơi bão hoà, hơi quá nhiệt hoá nghiệm phân tích
  • Kiểm tra phân tích định kỳ chất lượng nước cấp ảnh hưởng đến chất lượng hơi nước, đồng thời cấp hoá chất xử lý nước lò kịp thời
  • Thổi bụi định kỳ khi lò hơi vận hành bình thường, nếu nhiệt độ khói sau bộ hâm tăng 160C so với nhiệt độ quy định thì phải thổi bụi.
  • Kiểm tra khu vực lò hơi xem có tiếng động, rung độ và chuyển dịch khác thường không.

2 .Điều chỉnh phụ tải:

Điều chỉnh phụ tải lò hơi bằng cách thay đổi mức độ cấp than và lưu lượng gió tương ứng. Điều chỉnh lưu lượng gió bằng tay và tự động theo lượng than thay đổi. Việc điều chỉnh gió và than cần thực hiện theo nguyên tắc “cấp ít, nhiều lần”, để tránh làm dao động nhiệt độ sàn lò. Biện pháp chủ yếu điều chỉnh phụ tải lò là điều chỉnh chiều cao tầng sôi, mà điều kiện nhiệt độ sàn lò cũng được coi là biện pháp phụ trợ điều chỉnh phụ tải

  • Khi nâng phụ tải tăng lượng cấp than và lượng gió, dưới điều kiện nhiệt độ sàn lò không thay đổi chiều cao tầng sôi để tăng lượng nhiệt hấp thu của bề mặt hấp thu nhiệt. Ngược lại giảm than và giảm gió cấp, giảm chiều cao tầng sôi, lượng sinh hơi của lò hơi sẽ giảm
  • Khi cần tăng phụ tải, trước tiên tăng lượng nhỏ gió cấp1 và gió cấp2, sau đó tăng lượng nhỏ than để chênh áp suất quá lớn và vật liệu lò tăng dần, tiếp đó tăng tiếp lượng nhỏ gió, lượng nhỏ than lần lượt xen kẽ nhau cho tới đạt lượng sinh hơi yêu cầu
  • Khi giảm phụ tải, trước tiên giảm lượng cấp than sau đó giảm hợp lý lượng gió cấp1 và gió cấp2, đồng thời từ từ thải một phần tro xỉ tuần hoàn để giảm chênh lệch áp suất lớp vật liệu lò, lập lại nhiều lần thao tác như vậy cho tới khi lượng sinh hơi yêu cầu
  • Thay đổi nhiệt độ sàn lò cũng có thể điều chỉnh được phụ tải lò hơi. Thông thường phụ tải lớn ứng với nhiệt độ sàn lò cao, phụ tải thấp ứng với nhiệt độ sàn lò thấp. Nhưng nhiệt độ sàn bị dàn buộc bởi nhiều yếu tố, biên độ thay đổi có hạn, cho nên so với biên pháp thay đổi chiều cao lớp vật liệu có tác dụng thay đổi nhiệt độ sàn liệu để điều chỉnh phụ tải bị hạn chế.

3. Điều chỉnh mức nước:

  • Mức nước bao hơi biến động nhanh sẽ làm cho áp suất và nhiệt độ hơi dao động. Nếu xảy ra sự cố cạn nước hay đầy nước, thì buộc phải ngừng lò.Trong vận hành cố gắng thực hiện được cấp nước liên tục đều đặn, duy trì mức nước bình thường trong bao hơi.
  • Mức nước bình thường trong bao hơi lò dưới đường tâm bao hơi 50mm, ± 75mm là mức nước dao động bình thường của mức nước cao nhất và thấp nhất. Mức nước hạn chế: + Khi mức nước bao hơi ở -100mm hay +100mm, DCS sẽ báo động bằng tiếng còi và đèn.

                      + Khi mức nước bao hơi ở -200mm hay +250mm, hệ

thống cắt nhanh nhiên liệu MFT tác động.

  • Khi lò bao hơi vận hành ở phụ tải thấp, mức nước bao hơi cao hơn mức bình thường một ít, để tránh khi tăng phụ tải gây nên mức nước thấp, ngược lại. Khi vận hành ở phụ tải lớn, mức nước bao hơi thấp hơn mức nước bình thường một ít để tránh khi giảm phụ tải gây nên mức nước cao. Nhưng phạm vi biến động mức nước không được vượt quá quy định cho phép.

4. Điều chỉnh nhiệt độ sàn lò:

  • Thông thường nhiệt sàn lò là 9200C, xét đến phụ tải thay đổi và các yếu tố khác, nên điều khiển nhiệt độ sàn lò trong giới hạn ± 400C.
  • Nhiệt độ sàn lò quá cao, mà thời gian kéo dài, sẽ gây nên đóng xỉ không vận hành được. Ngược lại, nhiệt độ sàn quá thấp nhiên liệu cháy không hoàn toàn, thậm chí còn tắt lửa. Biện pháp chủ yếu điều chỉnh nhiệt độ sàn lò là điều chỉnh lượng cấp than và điều chỉnh lượng gió cấp1 cho tấm phân phối gió.
  • Khi không thể duy trì nhiệt độ sàn lò bình thường và cao hơn 9900C (nhiệt độ tới hạn là 10500C), cần phải điều chỉnh ngay phân phối gió. Thường là tăng lượng gió cấp1 cấp cho tấm phân phối gió và giảm tương ứng gió cấp 2.

5. Điều chỉnh áp suất hơi nước:

  • Dựa vào yêu cầu đối với nhiệt độ sàn và chiều dày vật liệu lò của phụ tải khác nhau, bằng cách điều chỉnh lượng than cấp ổn định quá trình cháy, điều chỉnh biên độ dao động của áp suất hơi nước, duy trì ở mức 3,82Mpa ± 0,05Mpa.
  • Điều chỉnh lượng nước cấp vào bao hơi có tác dụng giúp cho điều khiển áp suất hơi nước. Khi điều chỉnh nước cấp phải giữ mức nước trong bao hơi trong giới hạn cho phép.

6. Điều chỉnh nhiệt độ hơi nước:

  • Nhiệt độ hơi nước được điều chỉnh bằng bộ giảm ôn đặt giữa bộ quá nhiệt cấp1 và cấp2
  • Nhiệt độ hơi quá nhiệt ra duy trì ở 4500C ±50C.
  • Điều chỉnh nồng độ phát thải NOx,SO2:
  • Kiểm tra  phát thải SO2, điều chỉnh lượng đá vôi, đảm bảo lượng phát thải SO2 phù hợp với quy định sở tại, không được phép kéo dài thời gian lò hơi có lượng phát thải SO2 dưới >5% tiêu chuẩn. Vì như vậy sẽ giảm hiệu suất lò hơi đang vận hành.
  • Một trong các biện pháp điều khiển lượng phát triển lượng phát thải Nox trong khói  là điều chỉnh nhiệt độ sàn lò. Khi nhiệt độ sàn lò cao hơn 9400C, Nox tăng rõ rệt có thể tiến hành điều chỉnh bằng biện pháp thay đổi tỷ lệ gió cấp1, gió cấp2 hay lượng gió cấp2, điều chỉnh hệ số không khí dư. Nhiệt độ sàn lò trong phạm vi 820 ± 9000C, lượng phát thải Nox thấp nhất.

8. Điều chỉnh phôi gió:

Nguyên tắc điều chỉnh gió cấp1, gió cấp2:

  • Gió cấp1 điều chỉnh sôi của vật liệu lò, nhiệt độ và áp suất sàn lò.
  • Gió cấp2 điều khiển tổng lượng gió: ở tình trạng gió cấp1 thỏa mãn tạo sôi, nhiệt độ và áp suất của vật liệu lò, mà lượng gió không đủ, có thể từ từ cửa điều chỉnh gió cấp2 phụ tải tăng, lượng gió cấp2 tăng dần theo.
  • Khi phán đoán vật liệu sàn sôi chưa thích hợp, tạm thời tăng lượng gió cấp1 và lượng thải xỉ.
  • Với lò có kết cấu cấp gió cấp2 chia làm 2tầng trên và dưới. Độ mở mỗi tầng được xác định bằng thực nghiệm theo điều kiện vận hành cụ thể với từng chủng loại than để có thông số tối ưu. Kiến nghị:

+ Khi đốt than autraxit, tầng dưới gió cấp2 mở 100% tầng trên chỉ mở 50%.

+ Khi đốt than mịn hơn, tầng trên gió cấp2 mở 100% tầng dưới chỉ mở 50%.

  • Chú ý theo dõi tình trạng sôi, tình trạng cháy, tình trạng hồi liệu, khi phát hiện vấn đề cần kịp thời xử lý loại trừ. Khi nhiệt độ sàn tăng cao hặc giảm xuống, cần điều chỉnh kịp thời tỷ lệ gió cấp1, gió cấp2, lượng cấp than v.v…

9. Những phần khác:

  • Khi nhiệt độ sàn dưới 7000C, cần nên đưa bộ đốt dầu vào làm việc.
  • Lò hơi đang vận hành, cần phải chú ý theo dõi quan sát thay đổi nhiệt và trở lực ở các bộ phận. Khi nhiệt độ và trở lực không bình thường, cần phải kiểm tra nguyên nhân có phải do lọt khí, không khí dư quá nhiều, đóng xỉ và cháy không bình thường gây nên không, đồng thời xử lý loại trừ.
  • Duy trì mỗi ca thổi bụi một lần.
  • Trong vận hành, cũng nên chú ý tình trạng chất lượng than thay đổi, dựa vào chất lượng than điều chỉnh lò cho phù hợp.

 IV. Ngừng Lò: 

1. Ngừng lò bình thường đến trạng thái nguội:

  • Nhận được lệnh ngừng lò, người vận hành cần phải viết phiếu thao tác ngừng lò và thông qua phê duyệt. Đồng thời thông báo cho bộ phận sử dụng hơi và các bộ phận có liên quan.
  • Trước khi ngừng lò cần kiểm tra toàn diện một lần thiết bị, ghi chép lại những khiếm khuyết phát hiện được báo cáo với phân xưởng để có kế hoạch kiểm tra sửa chữa.
  • Lò hơi ngừng lò đại tu hay dự phòng, cần sử dụng hết than trong phễu than, khi đốt gần hết, giảm phụ tải xuống còn 50%, tự động cấp nước chuyển sang chế độ bằng tay, ngừng quạt gió cấp2, đóng cụm điều chỉnh gió. Than cháy hết ngừng máy cấp than, nhưng tiếp tục duy trì trạng thái sôi. Sau khi nhiệt độ sàn dưới 7500C, ngừng quạt gió cấp1 và quạt gió hồi liệu, 5 phút sau ngừng quạt hút, đóng tất cả các tấm chắn, cửa gió. Thải hết tro hồi liệu, đóng kín cửa thải tro hồi liệu.
  • Trong quá trình giảm phụ tải, đảm bảo nhiệt độ kim loại ở phía trên và dưới của bao hơi không chênh nhau quá 500C.
  • Phụ tải giảm xuống đến 50% và trước khi ngừng vận hành cần phải tiến hành thổi bụi, ngăn ngừa tro có chứa lưu huỳnh hút thành phần nước trong không khí tạo thành axit ăn mòn ống.
  • Khi ngừng lò duy trì mức nước trong bao hơi cao hơn một ít (+30mm÷50mm). Sau đó ngừng cấp nước vào lò, mở van tuần hoàn từ bao hơi xuống bộ hâm nước.
  • Mở van xả nước đọng và van xả khí ở bộ quá nhiệt, chờ phụ tải xuống đến 0, hay nhiệt độ hơi nước giảm đến 3500C, đóng van hơi chính (khi vận hành một máy một lò, phải được phía bên tuabin đồng ý)
  • Đóng các van lấy mẫu nước, hơi, van xả liên tục và van cấp hoá chất.
  • Nước cấp vào lò sau ngừng lò vẫn phải đi qua bộ hâm nước. Cấp xong nước mới mở van tái tuần hoàn nước về bộ hâm nước.
  • Khi lò hơi vẫn còn áp suất hay các thiết bị động lực chưa cắt nguồn điện cần phải cử người chuyên trách theo dõi các đồng hồ đo và duy trì mức nước trong lò.
  • Sau ngừng lò, trong vòng 18 giờ không được mở cửa lò, 18 giờ sau có thể làm nguội lò bằng thông gió tự nhiên và cần thiết tiến hành công việc cấp nước vào lò và xả nước.
  • Khi nhiệt độ tro xuống đến 2000C, có thể khởi động quạt hút, quạt gió cấp1 để thải hết xỉ.
  • Khi áp suất bao hơi giảm xuống đến 0,1÷ 0,2 Mpa, mở van xả khí trên ống góp quá nhiệt và bao hơi.
  • Khi nước lò giảm xuống đến 800C, có thể xả hết nước.
  • Sau khi lò nguội hoàn toàn đóng các van nước làm mát và nước công nghiệp của lò.
  • Làm nguội lò hơi sau ngừng lò cần phải trao đổi với đơn vị bảo dưỡng lò hơi.
  • Sau ngừng cần phải làm nguội cấp tốc, phải được bộ phận kỹ thuật duyệt thông qua phương án làm nguội cấp tốc. Nhiệt độ sàn lò hạ xuống dưới 4000C có thể khởi động quạt gió làm nguội cưỡng bức, nhưng lưu lượng gió không được quá lớn, nhiệt độ sàn lò hạ dưới tốc độ 1500C/giờ.

2. Ngừng lò hơi ở trạng thái dự phòng nóng:

  • Khi lò hơi tầng sôi tuần hoàn cần phải tạm ngừng vận hành trong thời gian ngắn, có thể thực hiện thao tác ủ lò ở trạng thái dự phòng nóng và khởi động vận hành lò vào bất kỳ khi nào .
  • Khi chuẩn bị ủ lò, nên giảm phụ tải xuống mức thấp nhất, ngừng cấp than và đốt cháy hết nhiên liệu trên sàn lò. Khi lượng ôxy trong khói tăng ít nhất đến 3 lần giá trị bình thường, ngừng cấp gió vào buồng lửa để giảm tổn thất nhiệt, đóng tất cả các cửa gió, cụm điều chỉnh gió, buồng lửa ở trạng thái không ngọn lửa.
  • Khi nhiệt độ sàn lò dưới 5000C mà cần khởi động lò, có thể đưa bộ đốt dầu vào làm việc nâng nhiệt độ sàn lên trên 5000C. Sau đó cấp than.
  • Trong quá trình ủ lò, khởi động nóng lò hơi, phải giữ mức nước trong bao hơi ở mức bình thường.

3. Ngừng lò khẩn cấp:

- Phải lập tức ngừng lò khi xảy ra các trường hợp sau:

  • Cạn nước nghiêm trọng, tuy có cấp thêm nước vẫn không nhìn thấy mức nước ở bao hơi.
  • Tràn nước nghiêm trọng, mức nước ở bao hơi dâng lên trên mức có thể quan sát được, mặc dù đã xả khẩn cấp mà vẫn không thấy mực nước.
  • Nổ vỡ ống bề mặt nhận nhiệt, không thể duy trì mức nước bình thường trong bao hơi.
  • Lò đóng xỉ nghiêm trọng.
  • Tất cả các cụm báo mức nước lỏng, không thể theo dõi mức nước trong bao hơi được.
  • Xảy ra cháy trong mương dẫn khói, nhiệt độ khói tăng không bình thường.
  • Tường lò nứt, có nguy cơ đổ sập, nguy hiểm cho người và an toàn thiết bị.
  • Hệ thống cắt phụ tải, áp suất vượt quá mức quy định mà van an toàn không tác động xả hơi nước ra ngoài mà áp suất không hạ.
  • Khi ngừng lò khẩn cấp, lò hơi thay đổi nhanh, phải áp dụng một số biện pháp ngăn ngừa sự cố phát triển rộng hoặc gây nên sự cố tiếp theo. Các biện pháp này bao gồm:
  • Nhanh chóng cắt đứt nhiên liệu vào lò, kịp thời hạ phụ tải.
  • Chú ý điều chỉnh cấp nước, duy trì mức nước bình thường.
  • Nếu xảy ra rò rỉ nghiêm trọng trong buồng lửa, ngừng ngay cấp nước vào lò và nhanh cho thải hết vật liệu lò.
  • Nếu xảy ra rò rỉ trong đường khói đối lưu, cần phải duy trì mức nước bình thường trong bao hơi.
  • Quá trình làm nguội lò khi ngừng lò khẩn cấp giống như ngừng lò bình thường, nhưng thời gian có thể rút ngắn.

4. Làm nguội nhanh sau ngừng lò:

  • Sau khi tầng sôi xẹp xuống, đóng kín các cửa gió của hệ thống gió, khói.
  • Nhiệt độ sàn giảm xuống đến 4000C, khởi động quạt hút, quạt gió hồi liệu, quạt gió cấp1 và cấp2, tiến hành làm nguội cưỡng bức buồng lửa, nhưng chú ý cụm điều chỉnh gió không được mở quá to, khống chế tốc độ giảm nhiệt dưới 1500C/giờ (theo số liệu yêu cầu của nhà cung cấp vật liệu chịu nhiệt)
  • Khi nhiệt độ sàn giảm xuống tới 1500C, ngừng vận hành quạt gió cấp1, cấp2, quạt gió hồi liệu, mở các cửa lò ở phía dưới lò. Dựa vào tốc độ hạ nhiệt độ, có thể tăng áp suất âm trong buồng lửa cho phù hợp.
  • Khi nhiệt độ trong lò hạ xuống dưới 600C, ngừng quạt hút
  • Nếu lò hơi ngừng lò dự phòng nóng hoặc không cần làm nguội nhanh lò hơi, không cần tiến hành làm nguội lò bằng thông gió cưỡng bức.
  • Khi thời gian ngừng lò quá 5 ngày, nên thải hết vật liệu lò ra ngoài để có thể thu hồi vật liệu lò cỡ hạt nhỏ. Trên đây là các trình tự thao tác cơ bản khởi động vận hành lò hơi. Trên cơ sở kinh nghiệm thực vận hành thực tế sau này, nên có những sửa đổi cho phù hợp. Các thao tác của thiết bị phụ trợ theo thuyết minh hướng dẫn của nhà chế tạo.

V. Những biện pháp an toàn trong vận hành:

Người vận hành trong khi vận hành điều khiển lò hơi, phải tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:

  • Trong khi vận hành áp suất phía dưới buồng lửa luôn ở trạng thái dương, không được phép mở cửa lò, tránh làm thương tổn người
  •  Hạn chế áp suất buồng lửa, áp suất trong buồng lửa dương hay âm quá lớn đều dẫn đến làm hỏng lò hay thiết bị phụ trợ. Cho nên trong vận hành cần phải khống chế áp suất buồng lửa, yêu cầu trước khi khởi động đều phải đưa vào các điều khiển sau:

a) Tiến hành kiểm soát áp suất âm trong buồng lửa (đo điểm cân bằng tại buồng lửa), áp suất âm nên tự động khống chế trong phạm vi -100÷ -250 Pa. Người vận hành không để áp suất tại điểm cân bằng vượt quá ± 500 Pa (trị số báo động).

b) Cài đặt cắt nhanh nguồn nhiên liệu (MFT) ở giá trị áp suất buồng lửa ± 2500Pa, thời gian tác động 5 giây.

c) Cài đặt tắt quạt hút, đẩy ở vị trí áp suất buồng lửa ± 4000 Pa.

  • Sau khi cắt nhanh nguồn nhiên liệu, trong lò còn lượng lớn vật liệu lò tuần hoàn tích nhiệt, cho nên cần phải chú ý theo dõi mức nước và áp suất bao hơi. Khống chế mức nước bao hơi và báo động xem ở mục 3 phần III.
  • Hiệu chỉnh van an toàn: Tất cả các van an toàn lắp trên lò hơi, trong vận hành nâng áp suất lần đầu phải được hiệu chỉnh nóng. Một van an toàn nào đó xả không đúng áp suất quy định hay đóng khâu hợp lí cần phải hiệu chỉnh lại.
  • Yêu cầu lượng không khí dư.
  • Để duy trì quá trình cháy tốt cần phải lưu ý khống chế hệ số không dư buồng lửa, đảm bảo tỉ lệ than và giá hợp lí ở phụ tải định mức, trị số lượng ôxi tương ứng khống chế khoảng 5%. Giá trị này chỉ đưa ra tham khảo, còn phải thông qua thực tế điều chỉnh cháy để xác định trị số tối ưu.
  • Phân bố nhiệt độ ( đối với than autraxit)
  • Bằng bốn nhiệt ngẩu bố trí ở 4 vách lò xung quanh phía trên tấm phân phối gió, có thể giám sát chặt chẽ biến đổi nhiệt độ sàn lò. Lấy giá trị trung bình của 2 điểm đo dưới tần sôi là nhiệt độ thay than. Nhiệt độ bình thường của tầng sôi là 880 ÷ 9600C, nhiệt độ báo động của sàn lò là 9900C. Nhiệt độ vượt quá 10500C, cắt nguồn nhiên liệu (MFT) sẽ tự động tác động. Nhiệt độ vận hành sàn lò thấp nhất là 8400C, khi không có bộ đốt dầu cháy trợ giúp, không cho phép nhiệt độ sàn lò thấp hơn. Nhiệt độ cảnh báo xuống tới mức thấp là 8200C. Khi nhiệt độ sàn lò hạ xuống 7000C, khi nguồn nhiên liệu tự cắt. Ngay khi bộ đốt dầu làm việc, nhưng nhiệt độ sàn lò vẫn giảm xuống tới 5000C, máy cấp than cũng tự ngắt.
  • Để giám sát tình trạng khởi động và vận hành, phải chi một số điểm có liên quan của đường ống dẫn hơi nước có bố trí nhiệt ngẫu, tiện cho theo dõi vận hành và điều khiển tốc độ khởi động.

Các nhiệt ngẫu nêu trên (bao gồm phương tiện chỉ thị cho phòng điều khiển) đều phải qua khiển tra và có thể đưa vào sử dụng bất kì lúc nào. Trong quá trình vận hành lò, nhiệt độ hơi nước không vướt quá các giá trị cảnh báo nêu trên, lò hơi vẫn có thể tiếp tục vận hành. Khi có cảnh báo, người vận hành phải tiến hành điều chỉnh, đảm bảo an toàn cho thiết bị.

VI.Bảo Dưỡng Lò Hơi Ngừng Vận Hành:

1. Phương pháp nộp khí Nitơ N2:

Thời gian ngừng lò hơi quá 1 tuần, có thể áp dụng phương pháp nộp Nitơ để bảo dưỡng.

Sau ngừng lò, khi áp suất bao hơi hạ xuống đến 0,3Mpa  bắt đầu nộp khí Nitơ vào bao hơi, giữ ở điều áp xuất Nitơ 0,3 ÷ 0,5 Mpa, mở các van xả nước ngưng, lợi dụng áp lực khí Nitơ đẩy hết nước ra ngoài, sau đó đóng kín các van xả.

Kiểm tra toàn bộ hệ thống nước, hơi của lò, đóng kín các van khí, van xả cạn, van xả nước động, van cấp nước, van hơi chính, để các hệ thống chứa khí Nitơ kín.

Trong thời gian bảo dưỡng nộp khí Nitơ, phải đảm bảo áp suất khí Nitơ lớn hơn 0,03 Mpa (trên áp kế) độ tinh khiết khí Nitơ lớn hơn 98%.

2. Phương pháp bảo dưỡng khô:

Lò hơi ngừng vận hành, tiến hành sửa chữa các bộ phận chịu áp lực hoặc ngừng vận hành trong thời gian 1 tuần, có thể áp dụng phương pháp bảo quản khô

Sau khi tầng sôi lắn xuống, đóng kín tất cả các cụm điều chỉnh gió và của lò

Khi áp suất bao hơi giảm xuống đến 0,5÷0,8Mpa, mở các van xả tháo dây nước lò.

Khi áp suất bao hơi giảm xuống 0,1÷0,2Mpa, mở tất cả các van xả khí.

Khi nước lò đã xả hết và nhiệt độ sàn đã giảm xuống đến 1200C, khởi động quạt hút, quạt gió hồ liệu, quạt gió cấp 1, quạt gió cấp 2, đưa 2 bộ đốt dầu vào làm việc duy trì gió tạo sôi và nhiệt độ sàn lò 220÷3000C. Dù gió nóng sấy lò liên tục trong 10÷12 giờ, sau đó đóng khí các cửa lò. Khi nhiệt độ khối lò ra, khởi động bộ hâm nước giảm xuống dưới 1200C , đóng tất cả các van xả khí, van xả nước động.

Trong quá trình bảo dưỡng khô, yêu cầu không khí trong lò có độ ẩm tương đối

 < 70% hay bằng độ ẩm tương đối của môi trường.

3. Bảo dưỡng ướt có áp suất:

Nếu ngừng lò trong 2÷3 ngày, có thể áp dụng phương pháp bảo quản ướt.

Sau ngừng lò áp suất hạ tự nhiên (xả liên tục, tạm chưa khóa).

Khi áp suất trong lò giảm xuống tới, liên hệ với hóa nghiệm nước, nếu nước lò không phù hợp yêu cầu, phải tiến hành thay nước cho tới khi chất lượng nước lò đạt yêu cầu. Đóng các van xả, cụm điều chỉnh gió cấp1, gió cấp2, và của giá chính. Khóa van xả liên tục.

Trước khi áp suất lò hạ tới 0,5Mpa, nước lò phải đạt yêu cầu.

Khi áp suất vẫn còn trên 0,5Mpa, nhiệt độ kim loại ống quá nhiệt dưới 2000C, có thể cấp nước vào lò để nâng áp.

Áp suất chống ăn mòn thường duy trì ở 2,0 ÷ 3,0 Mpa cao nhất không được vượt quá 4,2 Mpa, thấp nhất không dưới 0,5Mpa.

Do nguyên nhân nào đó khi áp suất giảm xuống tới dưới 0,5Mpa, cần phải đốt lò nâng áp suất đến 0,5 Mpa; cần phải đốt lò đang áp đến 2,5Mpa.

 

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi điện thoại