CÁC CƠ CẤU AN TOÀN TRANG BỊ TRONG LÒ HƠI

CÁC CƠ CẤU AN TOÀN TRANG BỊ TRONG LÒ HƠI

I.Phân loại cơ cấu an toàn

Cơ cấu an toàn của lò hơi là loại phụ kiện được trang bị trên các bộ phận của lò hơi, đảm bảo thiết bị vận hành an toàn còn gọi là phụ kiện an toàn. Theo tính năng, tác dụng, cơ cấu an toàn của lò hơi được chia làm 4 loại lớn là: cơ cấu khóa liên động, cơ cấu cảnh báo, cơ cấu đo đếm, cơ cấu xả áp suất.

 1.     Cơ cấu khóa liên động:

Cơ cấu khóa liên động là những cơ cấu điều khiển có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn những thao tác sai trong quá trình vận hành thiết bị, như công tắc khóa liên động, van liên động. Trong lò hơi các cơ cấu bảo vệ khóa liên động cạn nước lò, cơ cấu bảo vệ khóa liên động tắt lửa, cơ cấu bảo vệ khóa liên động vượt quá áp suất v.v… đều thuộc loại này.

 2.     Cơ cấu cảnh báo:

Cơ cấu cảnh báo là những khí cụ trong quá trình vận hành của thiết bị xuất hiện những yếu tố không an toàn dẫn đến trạng thái nguy hiểm mà có thể tự động phát ra những tín hiệu âm thanh, ánh sáng hoặc tín hiệu cảnh báo dễ nhận biết khác. Như bộ cảnh báo mức nước cao thấp, bộ cảnh báo áp suất, bộ cảnh báo nhiệt độ cao thấp v.v…

 3.     Cơ cấu đo đếm:

          Cơ cấu đo đếm là các khí cụ, phương tiện thiết bị có thể tự động hiển thị hoặc đưa ra tín hiệu cho biết những số liệu liên quan đến an toàn trong vận hành thiết bị như áp kế, nhiệt kế, các bộ chuyển đổi tín hiệu áp suất nhiệt độ (trausduce)

 4.     Cơ cấu xả áp suất:

          Cơ cấu xả áp suất là các phụ kiện có thể tự động xả mỗi chất để hạ áp suất, khi áp suất trong thiết bị tăng cao vựơt quá quy định, như các loại van an toàn, cửa phòng nổ, màng phòng nổ v.v…

Van an toàn, áp kế, cụm van ống thủy là 3 phụ kiện an toàn quan trọng của lò hơi, vì chúng là những thứ không thể thiếu đối với vận hành lò hơi. Nếu một trong 3 loại phụ kiện bị hỏng hay không chính xác, lò hơi buộc phải ngừng vận hành ngay, cho tới khi sữa chữa phục hồi xong hoặc thay mới, lò hơi mới được khởi động vận hành bình thường. Điều này nhà nước có quy định rõ ràng, bất cứ người nào đều không được vi phạm.

 II. Yêu cầu kĩ thuật của van an toàn

1. Tác dụng của van an toàn:

          Khi áp suất trong lò hơi tăng vượt quá áp suất làm việc định mức, van an toàn tự động xả hơi nước để giảm áp suất, tránh nồi hơi không bị đỗ vỡ do quá áp suất. Van an toàn có nhiều loại, phổ biến là loại van an toàn kiểu lò xo, van an toàn kiểu đối trọng, van an toàn kiểu quả tạ bao quanh, van an toàn ngoài tính năng chủ yếu là tự động xả, hạ áp suất ra còn có tác dụng cảnh báo, vì khi van tác động xả, hơi nước phun ra với tốc độ cao, phát ra âm thanh lớn như tín hiệu cảnh báo áp suất trong thiết bị quá cao.

 2. Yêu cầu kĩ thuật an toàn đối với van an toàn:

          Van an toàn lắp trên thiết bị lò hơi phải đúng quy cách được qua hiệu chỉnh xả và nóng ở áp suất quy định

v Trên bao hơi có 2 van an toàn, cần cân chỉnh xả ở 2 trị số áp suất

P1 = 1,04. Pbao hơi ( Pbao hơi là áp suất làm việc của bao hơi)

P2 = 1.06. Pbao hơi ( Pbao hơi là áp suất làm việc của bao hơi)

v Trên các bộ phận chịu áp lực có lắp 1 van an toàn, cần cân chỉnh xả ở trị số áp suất

P = 1,04. Plv ( Plv là áp suất làm việc của bộ phận có lắp đặt van an toàn)

Muốn van an toàn luôn ở trạng thái hoàn hảo, đảm bảo nhậy, chính xác và tin cậy trong quá trình vận hành lò hơi cần phải tăng cường kiểm kiểm tra và chú ý giữ gìn, phải thực hiện đầy đủ những yêu cầu sau:

 (1). Phải giữ cho van an toàn luôn sạch sẽ, không để van bị bám bẩn, dầu mỡ hay bị ăn mòn, đề phòng ống xả bị tắc.

(2). Để tránh van an toàn bị kẹt bởi các cạn bám dính phải định kì kiểm tra van bằng cách tiến hành thao tác xả hơi nước bằng tay, chu kì là 7÷5 ngày. Khi xả phải nâng và hạ từ từ tay nắm xả .

(3). Phải thường xuyên kiểm tra xem niêm phong kẹp chì van an toàn còn nguyên vẹn không.

(4). Khi phát hiện van an toàn có hiện tượng rò rỉ, cần kịp thời sửa chữa hay thay mới. Nghiêm cấm dùng phương pháp tăng thêm tải trọng để khác phục hiện tượng rò rỉ cũng như tùy ý nâng áp suất xả của van an toàn.

(5). Van an toàn phải định kì hằng năm kiểm định 1 lần, bao gồm vệ sinh làm sạch, và kí hiệu chỉnh.

 III. Áp kế

1. Tác dụng của áp kế:

Áp kế là 1 trong 3 phụ kiện an toàn quang trọng của lò hơi, có tác dụng là đo áp suất trong lò hơi, để người vận hành có thể điều chỉnh và điều khiển áp suất trong hơi nước nằm trong phạm vi quy định, ngăn ngừa đổ vỡ lò hơi do áp suất tăng quá mức. Ở lò hơi thường sử dụng loại áp kế kiểu ống cong.

 2. Yêu cầu kĩ thuật an toàn áp kế:

v Áp kế lắp trên lò hơi phải có phạm vi đo phù hợp với áp suất làm việc của lò hơi tốt nhất là bằng 2 lần áp suất làm việc của lò hơi, dư không dưới 1,5 lần; lớn nhất không được quá 3 lần.

v Áp kế phải có cấp chính xác hợp lí với áp suất làm việc của thiết bị bằng hoặc lớn hơn 2,5 Mpa; cấp chính xác không trên dưới 1,5.

v Áp kế phải lắp ở vị trí dễ quan sát, kiểm tra và có đủ ánh sáng, tránh làm rung động áp kế.

v Giữa áp kế và bộ phận lò hơi phải lắp đầy đủ van 3 ngả vào đầu nối của áp kế để tiện cho việc kiểm tra hiệu chỉnh thay thế và phải có ống cong bảo vệ áp kế.

v Căn cứ áp suất cao nhất cho phép của lò hơi, trên thang đo của áp kế, đánh dấu vạch cảnh báo màu đỏ.

v Để áp kế làm việc chính xác, tin cậy trong quá trình vận hành lò hơi cần phải tăng cường kiểm tra áp kế như sau:

(1). Áp kế phải sạch sẽ, mặt kính sáng, thang đo rõ ràng. Khi áp kế có mặt kính bị vỡ, than đo bị mờ thì không được sử dụng.

(2). Ống nối giữa áp kế và bộ phận nối lò hơi phải định kì thông rửa đề phòng bị tắt.

(3). Thường xuyên chú ý theo dõi xem kim áp kế có chuyển dịch và dao động bình thường không. Nếu có hiện tượng rung động mạnh thì phải kiểm tra và thay mới.

(4). Kiểm tra đảm bảo van 3 ngả lắp ở áp kế phải luôn ở trạng thái mở.

(5). Áp kế phải được định kì kiểm định. Những áp kể đã quá hạn kiểm định không thể sử dụng.

(6). Trong quá trình vận hành lò hơi, nếu phát hiện kim chỉ không bình thường hoặc có hiện tượng nghi ngờ, cần phải kiểm tra và xử lý ngay.

 IV. Cụm báo mức nước

1. Tác dụng của cụm báo mức nước:

Cụm báo mức nước cũng là 1 trong 3 phụ kiện an toàn quan trọng. Có tác dụng hiển thị mức nước trong lò hơi. Bằng cách quan xác mức nước, người vận hành có thể điều chỉnh được mức nước phù hợp được trong lò hơi, tránh không xảy ra sự cố cạn nước hay đầy nước trong lò hơi. Cụm báo mức nước làm việc theo nguyên lý bình thông nhau. Cụm van ống thủy chủ yếu gồm: ống liên thông hơi, ống liên thông nước, ống xả, van xoay hơi, van xoay nước, van xoay xả hơi nước, tấm thủy tinh và hộp kim loại.

 2. Yêu cầu kĩ thuật an toàn cụm báo mức nước:

(1). Mỗi lò hơi (sản lượng hơi lớn 0,5 T/h) phải lắp ít nhất 2 cụm báo mức nước độc lập với nhau và tại vị trí dễ quan sát và thao tác.

(2). Phải giữ gìn cụm báo mức nước được sạch sẽ, mặt kính quan sát rõ ràng.

(3). Trong quá trình vận hành phải thường xuyên theo dõi mức nước trong ống thủy.

(4). Định kỳ mỗi ca phải thông rửa ống thủy ít nhất 1 lần đảm bảo mức nước giữa 2 cụm phải như nhau ở điều kiện bình thường

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi điện thoại